19. Tuổi thanh xuân là một cơn say không dứt, là cơn sốt của lí trí.
Trẻ mà không đẹp hoặc tốt đẹp mà không trẻ nữa đều không có tác dụng. Đại đa số thanh niên khi tỏ ra thô lỗ và thiếu lễ phép đều cho rằng điều này rất tự nhiên. Những thanh niên bước vào xã hội cần khiêm tốn, lễ độ. Nếu thất lễ thì bạn sẽ đánh mất nhiều cơ hội và đó là những sự thất lễ ngu xuẩn.
20. Người thông minh nhất là người không chút động lòng trước những việc chẳng đáng gì.
Người thông minh nhất là người không chút động lòng trước những việc chẳng đáng gì, nhưng thường thì con người ta không thể dửng dưng, không chút động lòng trước những việc không quan trọng ấy.
Những người hay để ý đến những việc nhỏ nhặt thường không có năng lực làm được những việc gì to tát cả. Chúng ta có dư trí nhớ để nhớ hết những việc nhỏ nhặt chi tiết nhất? Tại sao chúng ta lại không có đủ trí nhớ để nhớ được rằng việc này chúng ta đã nói đi nói lại với cùng một người biết bao nhiêu lần?
21. Năng lực và nguyện vọng.
Năng lực của chúng ta còn vượt trội hơn cả nguyện vọng nhưng chúng ta lại cứ biện hộ cho mình rằng: Sự việc X nào đó là không thể làm được.
22. Vận mệnh và tâm tư thống trị thế giới.
Vận mệnh thể hiện cái đức cũng như cái ác của chúng ta giống như ánh sáng làm lộ ra vạn vật vậy. Không thể xác định được những sự việc sẽ làm trong tương lai thì trước tiên chúng ta phải chuẩn bị cho vận mệnh của mình. Vận mệnh không mù quáng như những người không được vận mệnh ưu đãi cảm thấy. Vận mệnh thúc đẩy tất cả những người có ích cho bản thân nó. Nên giữ gìn vận mệnh như gìn giữ sức khỏe của bản thân; khi gặp vận may thì lôi ra dùng, khi đang rủi ro thì tạm nhẫn lại chờ đợi, khi không thể không dùng thì đừng quyết định những việc quá lớn lao. Sau khi vận mệnh đã cho ta một vị trí quan trọng mà phát hiện ra rằng chúng ta không tự dẫn dắt bản thân hoặc không cầu tiến như bản thân hi vọng thì việc tiếp tục duy trì và vẫn xứng đáng với vị trí ấy là không thể.
Vận mệnh có mặt trong tất cả những việc của ta, đều được tâm tư ta xác định giá trị. Bất kể vận mệnh của con người khác nhau như thế nào đều là sự bù đắp bình đẳng giữa vận may và vận rủi. Có lúc vận mệnh lợi dụng khuyết điểm của ta để nâng ta lên. Có một số người bị người khác ghét bỏ vì điều này, giả dụ chúng ta không muốn thoát khỏi họ thì sẽ không tán thưởng những công tích của họ.
Triết gia thường coi khinh tiền bạc, chẳng qua là vì họ muốn tỏ ý báo thù sự thưởng phạt không công bằng của vận mệnh đã không cho họ cái họ muốn. Sự miệt thị này cũng là một bí quyết để chứng tỏ rằng họ không bị sa ngã trong hoàn cảnh khó khăn, thông qua đó có thể giành lấy sự tôn kính của mọi người mà sự tôn kính ấy họ không thể có được nhờ vào tiền bạc.
23. Nếu ta không kiêu ngạo thì ta cũng không oán trách người khác kiêu ngạo.
Giống như việc tạo hóa đã sắp xếp các cơ quan trên cơ thể con người một cách khoa học và sáng suốt để chúng ta cảm thấy thỏa mãn và hạnh phúc thì Người cũng cho chúng ta lòng kiêu ngạo để ta không biết cách khắc phục nỗi thống khổ mà mình phải gánh chịu. Kiêu ngạo bao giờ cũng tìm thấy lí do cho mình, thậm chí cả khi nó từ bỏ sĩ diện. Tất cả mọi người đều kiêu ngạo giống nhau, chỉ có điều cách thức và thủ đoạn thể hiện không giống nhau mà thôi. Nếu lòng ta không hề kiêu ngạo thì chúng ta cũng sẽ không oán trách người khác kiêu ngạo. Sự mù quáng của con người là kết quả đáng sợ nhất mà thói kiêu ngạo của con người gây ra: kiêu ngạo càng làm con người đã mù quáng còn mù
quáng hơn, nó ngăn cản ta nhận ra sự bất hạnh mà ta có thể tránh được, ngăn cản liều thuốc chữa những khuyết điểm mà ta mắc phải.
Sự kiêu ngạo phát triển đến độ làm chúng ta thay đổi luôn cả những khuyết điểm khác nữa. Thói kiêu ngạo khiến chúng ta chỉ trích luôn cả những khuyết điểm mà ta tưởng là bản thân không mắc phải, đồng thời cũng làm chúng ta khinh bỉ cả những phẩm chất tốt đẹp mà bản thân mình không có. Thói kiêu ngạo khơi lên tính đố kị trong lòng ta cũng thường giúp ta tiết chế được nó. Thông cảm với nỗi bất hạnh của kẻ thù chẳng qua là để tỏ ra rằng ta cao hơn họ. Khi chúng ta khuyên bảo những người có hành vi không đúng đắn, thì đánh vào tâm lí kiêu ngạo của họ còn hiệu quả hơn đánh vào lương tâm họ. Chúng ta sửa chữa họ không bằng việc chúng ta làm họ tin rằng những người khác đều có thể sủa chữa được những khuyết điểm đó.
Thói kiêu ngạo, sau khi đùa cợt với tất cả mọi người trong cái vỏ hài kịch cuộc đời này xong, có vẻ như đã quá mỏi mệt với những kế sách và sự thay hình đổi dạng, nó liền chuyển ngay sang một sự thể hiện khác, thông qua niềm tự hào để xuất đầu lộ diện, nói một cách khác, sự tự hào là phiên bản của thói kiêu ngạo.
Trẻ mà không đẹp hoặc tốt đẹp mà không trẻ nữa đều không có tác dụng. Đại đa số thanh niên khi tỏ ra thô lỗ và thiếu lễ phép đều cho rằng điều này rất tự nhiên. Những thanh niên bước vào xã hội cần khiêm tốn, lễ độ. Nếu thất lễ thì bạn sẽ đánh mất nhiều cơ hội và đó là những sự thất lễ ngu xuẩn.
20. Người thông minh nhất là người không chút động lòng trước những việc chẳng đáng gì.
Người thông minh nhất là người không chút động lòng trước những việc chẳng đáng gì, nhưng thường thì con người ta không thể dửng dưng, không chút động lòng trước những việc không quan trọng ấy.
Những người hay để ý đến những việc nhỏ nhặt thường không có năng lực làm được những việc gì to tát cả. Chúng ta có dư trí nhớ để nhớ hết những việc nhỏ nhặt chi tiết nhất? Tại sao chúng ta lại không có đủ trí nhớ để nhớ được rằng việc này chúng ta đã nói đi nói lại với cùng một người biết bao nhiêu lần?
21. Năng lực và nguyện vọng.
Năng lực của chúng ta còn vượt trội hơn cả nguyện vọng nhưng chúng ta lại cứ biện hộ cho mình rằng: Sự việc X nào đó là không thể làm được.
22. Vận mệnh và tâm tư thống trị thế giới.
Vận mệnh thể hiện cái đức cũng như cái ác của chúng ta giống như ánh sáng làm lộ ra vạn vật vậy. Không thể xác định được những sự việc sẽ làm trong tương lai thì trước tiên chúng ta phải chuẩn bị cho vận mệnh của mình. Vận mệnh không mù quáng như những người không được vận mệnh ưu đãi cảm thấy. Vận mệnh thúc đẩy tất cả những người có ích cho bản thân nó. Nên giữ gìn vận mệnh như gìn giữ sức khỏe của bản thân; khi gặp vận may thì lôi ra dùng, khi đang rủi ro thì tạm nhẫn lại chờ đợi, khi không thể không dùng thì đừng quyết định những việc quá lớn lao. Sau khi vận mệnh đã cho ta một vị trí quan trọng mà phát hiện ra rằng chúng ta không tự dẫn dắt bản thân hoặc không cầu tiến như bản thân hi vọng thì việc tiếp tục duy trì và vẫn xứng đáng với vị trí ấy là không thể.
Vận mệnh có mặt trong tất cả những việc của ta, đều được tâm tư ta xác định giá trị. Bất kể vận mệnh của con người khác nhau như thế nào đều là sự bù đắp bình đẳng giữa vận may và vận rủi. Có lúc vận mệnh lợi dụng khuyết điểm của ta để nâng ta lên. Có một số người bị người khác ghét bỏ vì điều này, giả dụ chúng ta không muốn thoát khỏi họ thì sẽ không tán thưởng những công tích của họ.
Triết gia thường coi khinh tiền bạc, chẳng qua là vì họ muốn tỏ ý báo thù sự thưởng phạt không công bằng của vận mệnh đã không cho họ cái họ muốn. Sự miệt thị này cũng là một bí quyết để chứng tỏ rằng họ không bị sa ngã trong hoàn cảnh khó khăn, thông qua đó có thể giành lấy sự tôn kính của mọi người mà sự tôn kính ấy họ không thể có được nhờ vào tiền bạc.
23. Nếu ta không kiêu ngạo thì ta cũng không oán trách người khác kiêu ngạo.
Giống như việc tạo hóa đã sắp xếp các cơ quan trên cơ thể con người một cách khoa học và sáng suốt để chúng ta cảm thấy thỏa mãn và hạnh phúc thì Người cũng cho chúng ta lòng kiêu ngạo để ta không biết cách khắc phục nỗi thống khổ mà mình phải gánh chịu. Kiêu ngạo bao giờ cũng tìm thấy lí do cho mình, thậm chí cả khi nó từ bỏ sĩ diện. Tất cả mọi người đều kiêu ngạo giống nhau, chỉ có điều cách thức và thủ đoạn thể hiện không giống nhau mà thôi. Nếu lòng ta không hề kiêu ngạo thì chúng ta cũng sẽ không oán trách người khác kiêu ngạo. Sự mù quáng của con người là kết quả đáng sợ nhất mà thói kiêu ngạo của con người gây ra: kiêu ngạo càng làm con người đã mù quáng còn mù
quáng hơn, nó ngăn cản ta nhận ra sự bất hạnh mà ta có thể tránh được, ngăn cản liều thuốc chữa những khuyết điểm mà ta mắc phải.
Sự kiêu ngạo phát triển đến độ làm chúng ta thay đổi luôn cả những khuyết điểm khác nữa. Thói kiêu ngạo khiến chúng ta chỉ trích luôn cả những khuyết điểm mà ta tưởng là bản thân không mắc phải, đồng thời cũng làm chúng ta khinh bỉ cả những phẩm chất tốt đẹp mà bản thân mình không có. Thói kiêu ngạo khơi lên tính đố kị trong lòng ta cũng thường giúp ta tiết chế được nó. Thông cảm với nỗi bất hạnh của kẻ thù chẳng qua là để tỏ ra rằng ta cao hơn họ. Khi chúng ta khuyên bảo những người có hành vi không đúng đắn, thì đánh vào tâm lí kiêu ngạo của họ còn hiệu quả hơn đánh vào lương tâm họ. Chúng ta sửa chữa họ không bằng việc chúng ta làm họ tin rằng những người khác đều có thể sủa chữa được những khuyết điểm đó.
Thói kiêu ngạo, sau khi đùa cợt với tất cả mọi người trong cái vỏ hài kịch cuộc đời này xong, có vẻ như đã quá mỏi mệt với những kế sách và sự thay hình đổi dạng, nó liền chuyển ngay sang một sự thể hiện khác, thông qua niềm tự hào để xuất đầu lộ diện, nói một cách khác, sự tự hào là phiên bản của thói kiêu ngạo.
Comments
Post a Comment