4. Kinh nghiệm đi giày
Khi đi một đôi giày mới, người ta thường hết sức cẩn thận tránh những chỗ lầy lội, nhưng nếu chẳng may lỡ chân làm đôi giày bẩn mất thì anh ta sẽ chẳng còn gìn giữ nó như ban đầu nữa, và đến khi nhận thấy đôi giày của mìnhh đã bẩn hết rồi, anh ta sẽ mạnh dạn dẫm vào những chỗ
bùn lầy bẩn thỉu làm đôi giày đã bẩn càng bẩn hơn. Cũng giống thế, một thanh niên khi chưa bị những điều xấu xa của cuộc đời làm vấy bẩn thì vẫn cẩn thận giữ gìn, tránh xa những thứ xấu xa đó nhưng một khi đã phạm phải một hai lần thì anh ta sẽ chẳng thiết phải giữ gìn làm gì nữa vì nghĩ rằng suy cho cùng có cẩn thận hay không cũng không thể tránh được, thế là thói xấu sẽ tự nhiễm vào người lúc nào không hay. Không nên như vậy, nếu chẳng may trót làm bẩn rồi thì bạn hãy rửa sạch nó đi và càng chú ý giữ gìn hơn nữa; mắc lỗi lầm hãy biết hối hận và càng phải cảnh giác hơn. Khi một thanh niên mới bắt đầu cuộc sống, phải đi trên những con đường mới và xa lạ, họ phát hiện ra rằng bên cạnh những con đường đó còn có những con đường nhỏ rất bằng phẳng, rất hấp dẫn. Nếu bước chân vào con đường đó thì cái cảm giác đầu tiên họ cảm nhận được đó là sự êm ái thoải mái, càng
đi càng sâu, và khi muốn trở lại con đường chính kia, họ lại không biết phải đi như thế nào để trở về, còn nếu cứ đi theo con đường nhỏ thì càng đi càng xa, cứ xa mãi, xa mãi cho đến chết.
5. Hầu hết tội ác đều xuất phát từ những tâm trạng ngà ngà say.
Một người cầm đèn mò mẫm đi trong đêm tối, vất vả lắm mà chẳng nhận ra đường, lạc cả lối về. Lúc đã mệt mỏi rã rời, anh ta thổi tắt đèn phó mặc cho số phận, cứ đi, muốn đến đâu thì đến.
Người nào đó dùng rượu, thuốc phiện hay ma túy để đánh lừa cảm giác của chính mình lẽ nào lại chẳng giống thế hay sao? Những con đường của cuộc đời này vốn rất khó nhận rõ, để tránh lạc đường mỗi khi đi lệch hướng, người ta đã phải đấu tranh tìm mọi cách để trở về với con đường cũ. Nhưng sau đó để tránh phải tìm đường khổ sở, một số người đã dùng rượu, hay một số chất ma túy khác để dập tắt đi một tia sáng duy nhất trong tâm hồn, đó là lí tính.
Mỗi người khác nhau lại có những thói quen xấu khác nhau nhưng thói quen hút thuốc và uống rượu lại có ở tất cả mọi người, bất kể kẻ giàu hay nghèo. Đó là vì đại đa số con người đều không thấy thỏa mãn với cuộc sống của mình. Nguyên nhân dẫn đến sự không thỏa mãn đó là cái họ muốn tìm thấy chỉ là sự thỏa mãn về mặt xác thịt, mà xác thịt thì không bao giờ là đủ cả. Để tìm kiếm sự thỏa mãn ấy, người ta phải tìm đến rượu, bất kể là ai, giàu hay nghèo cũng muốn chìm đắm trong rượu
để quên.
Bất luận lúc nào, bất kể là ai cũng không nên uống cho say, hút cho đủ, hãy đi làm những việc có ích hơn như làm việc, suy nghĩ, thăm người ốm hay thậm chí chỉ là đi cầu nguyện Thượng Đế phù hộ. Đại đa số những người gây tội ác đều hành sự trong trạng thái không tỉnh táo.
6. Không coi mình tầm thường, bạn sẽ có được tiền tài và một cảm giác an toàn.
Chỉ có những người luôn tin rằng bản thân không phải là một người tầm thường mà cao hơn tất cả mọi người mới có thể kiếm được tiền tài cũng như cảm giác an toàn. Chỉ có những người luôn có ý nghĩ rằng mình có thể chiến thắng tất cả mọi người mới tự tìm kiếm được tiền tài và tự biện bạch cho
mình. Điều đáng ngạc nhiên nhất là sự chiếm hữu vật chất, cái đáng ra khiến người ta cẩm thấy hổ thẹn lại trở thành minh chứng chủ yếu cho sự tiến bộ của anh ta so với những người khác. “ Tôi có được tiền bạc bởi vì tôi cao quý hơn người khác. Và tôi cao quý hơn người khác bởi vì tôi có tiền bạc.” Những người này thường nói như vậy.
7. Chỉ ra khuyết điểm của người khác để thể hiện mình chỉ chứng tỏ một điều là bạn chả có tí năng lực gì.
Người ta thường chỉ ra khuyết điểm của người khác để thể hiện bản thân mình nhưng dùng cách này chỉ chứng tỏ một điều họ chẳng có tí năng lực gì. Một con người càng thông minh lương thiện, càng nhận ra nhiều cái đẹp ở người khác; ngược lại, người càng ngu dốt thì càng độc ác, họ chỉ nhìn thấy những khuyết điểm ở người khác mà thôi.
Bất kể ai cũng không nên tự cho mình thông minh, lương thiện, tốt đẹp hơn người khác. Tại sao như thế, nguyên nhân chỉ có một, đó là chẳng ai có thể biết được giá trị của trí tuệ và cái tốt đẹp của mình là bao nhiêu, lại càng không thể biết giá trị đích thực của trí tuệ và những điều tốt đẹp ở người khác.
Khi đi một đôi giày mới, người ta thường hết sức cẩn thận tránh những chỗ lầy lội, nhưng nếu chẳng may lỡ chân làm đôi giày bẩn mất thì anh ta sẽ chẳng còn gìn giữ nó như ban đầu nữa, và đến khi nhận thấy đôi giày của mìnhh đã bẩn hết rồi, anh ta sẽ mạnh dạn dẫm vào những chỗ
bùn lầy bẩn thỉu làm đôi giày đã bẩn càng bẩn hơn. Cũng giống thế, một thanh niên khi chưa bị những điều xấu xa của cuộc đời làm vấy bẩn thì vẫn cẩn thận giữ gìn, tránh xa những thứ xấu xa đó nhưng một khi đã phạm phải một hai lần thì anh ta sẽ chẳng thiết phải giữ gìn làm gì nữa vì nghĩ rằng suy cho cùng có cẩn thận hay không cũng không thể tránh được, thế là thói xấu sẽ tự nhiễm vào người lúc nào không hay. Không nên như vậy, nếu chẳng may trót làm bẩn rồi thì bạn hãy rửa sạch nó đi và càng chú ý giữ gìn hơn nữa; mắc lỗi lầm hãy biết hối hận và càng phải cảnh giác hơn. Khi một thanh niên mới bắt đầu cuộc sống, phải đi trên những con đường mới và xa lạ, họ phát hiện ra rằng bên cạnh những con đường đó còn có những con đường nhỏ rất bằng phẳng, rất hấp dẫn. Nếu bước chân vào con đường đó thì cái cảm giác đầu tiên họ cảm nhận được đó là sự êm ái thoải mái, càng
đi càng sâu, và khi muốn trở lại con đường chính kia, họ lại không biết phải đi như thế nào để trở về, còn nếu cứ đi theo con đường nhỏ thì càng đi càng xa, cứ xa mãi, xa mãi cho đến chết.
5. Hầu hết tội ác đều xuất phát từ những tâm trạng ngà ngà say.
Một người cầm đèn mò mẫm đi trong đêm tối, vất vả lắm mà chẳng nhận ra đường, lạc cả lối về. Lúc đã mệt mỏi rã rời, anh ta thổi tắt đèn phó mặc cho số phận, cứ đi, muốn đến đâu thì đến.
Người nào đó dùng rượu, thuốc phiện hay ma túy để đánh lừa cảm giác của chính mình lẽ nào lại chẳng giống thế hay sao? Những con đường của cuộc đời này vốn rất khó nhận rõ, để tránh lạc đường mỗi khi đi lệch hướng, người ta đã phải đấu tranh tìm mọi cách để trở về với con đường cũ. Nhưng sau đó để tránh phải tìm đường khổ sở, một số người đã dùng rượu, hay một số chất ma túy khác để dập tắt đi một tia sáng duy nhất trong tâm hồn, đó là lí tính.
Mỗi người khác nhau lại có những thói quen xấu khác nhau nhưng thói quen hút thuốc và uống rượu lại có ở tất cả mọi người, bất kể kẻ giàu hay nghèo. Đó là vì đại đa số con người đều không thấy thỏa mãn với cuộc sống của mình. Nguyên nhân dẫn đến sự không thỏa mãn đó là cái họ muốn tìm thấy chỉ là sự thỏa mãn về mặt xác thịt, mà xác thịt thì không bao giờ là đủ cả. Để tìm kiếm sự thỏa mãn ấy, người ta phải tìm đến rượu, bất kể là ai, giàu hay nghèo cũng muốn chìm đắm trong rượu
để quên.
Bất luận lúc nào, bất kể là ai cũng không nên uống cho say, hút cho đủ, hãy đi làm những việc có ích hơn như làm việc, suy nghĩ, thăm người ốm hay thậm chí chỉ là đi cầu nguyện Thượng Đế phù hộ. Đại đa số những người gây tội ác đều hành sự trong trạng thái không tỉnh táo.
6. Không coi mình tầm thường, bạn sẽ có được tiền tài và một cảm giác an toàn.
Chỉ có những người luôn tin rằng bản thân không phải là một người tầm thường mà cao hơn tất cả mọi người mới có thể kiếm được tiền tài cũng như cảm giác an toàn. Chỉ có những người luôn có ý nghĩ rằng mình có thể chiến thắng tất cả mọi người mới tự tìm kiếm được tiền tài và tự biện bạch cho
mình. Điều đáng ngạc nhiên nhất là sự chiếm hữu vật chất, cái đáng ra khiến người ta cẩm thấy hổ thẹn lại trở thành minh chứng chủ yếu cho sự tiến bộ của anh ta so với những người khác. “ Tôi có được tiền bạc bởi vì tôi cao quý hơn người khác. Và tôi cao quý hơn người khác bởi vì tôi có tiền bạc.” Những người này thường nói như vậy.
7. Chỉ ra khuyết điểm của người khác để thể hiện mình chỉ chứng tỏ một điều là bạn chả có tí năng lực gì.
Người ta thường chỉ ra khuyết điểm của người khác để thể hiện bản thân mình nhưng dùng cách này chỉ chứng tỏ một điều họ chẳng có tí năng lực gì. Một con người càng thông minh lương thiện, càng nhận ra nhiều cái đẹp ở người khác; ngược lại, người càng ngu dốt thì càng độc ác, họ chỉ nhìn thấy những khuyết điểm ở người khác mà thôi.
Bất kể ai cũng không nên tự cho mình thông minh, lương thiện, tốt đẹp hơn người khác. Tại sao như thế, nguyên nhân chỉ có một, đó là chẳng ai có thể biết được giá trị của trí tuệ và cái tốt đẹp của mình là bao nhiêu, lại càng không thể biết giá trị đích thực của trí tuệ và những điều tốt đẹp ở người khác.
Comments
Post a Comment