Skip to main content

Genji, Fly! - NHỮNG CON CHIM CÁNH CỤT

Tôi hay viết cho tuổi trẻ Việt Nam vài lời nhắn nhủ của người đi trước. Đọc lại những bài nhiều người quan tâm như “Sao quê hương mình già nua đến vậy?”, hay “Quê hương có gì lạ không em?"... tôi thấy mình hơi nghiêm khắc với các bạn trẻ ngày nay, như một ông đồ già dạy học bên lũy tre làng.
Thực ra, trong thâm tâm, tôi vẫn tự nhủ là dù thế hệ trẻ này có bị nhiều sai lạc vì sinh nhầm thời đại và môi trường; nhưng so với tuổi trẻ toàn cầu, bản chất con người Việt vẫn có nhiều nổi trội hơn các bạn đồng trang lứa.
Một đại lãnh tụ của ta có copy lại câu nói phổ thông của Quản Trọng cách đây ngàn năm bên Trung Quốc là “mười năm trồng cây, trăm năm trồng người”. Tôi không phải là nông phu nên không biết nhiều về canh tác. Nhưng theo kiến thức căn bản hiện đại, để có những mùa gặt sung mãn trong nông nghiệp, chúng ta cần, ”hạt giống tốt, môi trường về thổ nhưỡng và khí hậu phù hợp, kỹ thuật chăm sóc bảo quản khoa học, hệ thống tiếp thị thực tiễn và nguồn tài chánh vững vàng”. Tóm lại, không khác gì việc xây dựng một doanh nghiệp sản xuất; hay một sự nghiệp thành công bền vững cho các bạn trẻ.
Hạt giống tốt là kho kỹ năng về trí tuệ và tinh thần; môi trường là văn hóa xã hội chung quanh; kỹ thuật canh tác là thu nhận một hệ thống giáo dục khoa học; tiếp thị là biết “bán” kỹ năng và trải nghiệm của mình cho khách thập phương. Nguồn tài chánh để hỗ trợ sự phát triển sẽ tự động tìm đến sau khi các yếu tố trên hội đủ.
Như mọi tầng lớp trong xã hội, tuổi trẻ Việt hay bất cứ nơi đâu đều rất đa dạng, đa nguyên, mang nhiều khác biệt… từ thu nhập gia đình đến định vị theo truyền thống. Tại Việt Nam, những hoàng tử, công chúa đỏ, C.O.C.C. vẫn là thành phần có nhiều ưu đãi và lợi thế nhất. Dù chiếm một tỷ lệ nhỏ, ảnh hưởng của họ trên văn hóa lớp trẻ khá sâu đậm. Cũng cần nói thêm là ngay cả trong thành phần này, có những bạn trẻ hư đốn suy sụp vì tiền và quyền của gia đình, nhưng cũng có nhiều đứa con ngoan, gặt hái các thành tựu ấn tượng trong việc trau dồi kỹ năng. Sau đó là tầng lớp trung lưu đang tăng trưởng theo đà tiến bộ chung của thế giới đã hội nhập ngoài kia, cùng với những lực chuyển liên tục đến từ thời đại “số” (digital era).
Nhưng nói chung, ít nhất là 70 % thế hệ trẻ hôm nay (một ước đoán không thống kê được tại VN) đang bị suy thoái và tụt hậu nghiêm trọng khi so sánh kỹ năng của họ với những đồng niên khắp thế giới, ngay cả tại những quốc gia mà cách đây vài chục năm chúng ta vẫn xem thường (như Lào, Kampuchia, Myanmar…). Có thể các em bắt đầu là những hạt giống tốt, nhưng môi trường dân sinh và hệ thống giáo dục tại Việt Nam đã cắt ngắn đôi cánh của các em. Sự vô cảm của các quyền lực khống chế khiến các em kẹt cứng dưới đáy vực và chỉ một số rất nhỏ đủ ý chí và may mắn để vượt qua thử thách.
Cùng một loại hạt giống đó của con người Việt, tuổi trẻ ở hải ngoại lại đạt được tỷ lệ có thể cao hơn những người Mỹ trắng sinh ra tại Mỹ. Theo thống kê của US Census Bureau, đến năm 2010, 29% dân Mỹ gốc Việt có bằng đại học (và có thể coi như thuộc tầng lớp trung lưu của xã hội Mỹ). Trong khi tỷ lệ cho Mỹ trắng là 31%. Nếu chỉ bao gồm thành phần của thế hệ sau (dưới 40 tuổi), tôi chắc là người gốc Việt đã qua mặt người Mỹ thổ địa. Phần lớn các em này là con của những người tỵ nạn và thuyền nhân, bao quanh bởi nghèo đói, khổ cực trong tuổi học trò. Họ đã vượt thử thách nhờ hạt giống tốt, nhờ môi trường dân sinh và hệ thống giáo dục khai mở cùng một cơ chế dân chủ pháp trị thực sự.
Chúng ta có thể tạm kết luận là dù con người Việt có những đặc tính bẩm sinh tốt lành, văn hóa xã hội, môi trường dân sinh, và cách thức đào tạo giáo dục mới là những yếu tố quyết định để cấu thành giá trị sau cùng của con người.
Trong thực tại, sẽ có nhiều em theo chính sách ”if you can’t fight them, join them” (không đánh nổi thì theo vậy) và cố gắng chạy chọt thi cử làm quan chức, gia nhập đảng v.v… Một số không ít các em khác, dù không thỏa hiệp với cái xấu hay lường gạt, cũng tìm đủ cách để luồn lách qua cơ chế “hành” chính để mưu sinh cho mình và gia đình. Một bài viết của ông già Alan (http://bit.ly/dat-nuoc-can-ta-ba-lo) có kêu gọi các em hãy luôn luôn tìm cơ hội để xách ba lô lên và ra khơi, mong là sẽ đủ may mắn và can đảm để đến với định mệnh đích thực của đời mình. Dĩ nhiên, còn nhiều giải pháp sáng tạo khác mà các em phải tự nghiên khảo và thử nghiệm.
Có một cuốn phim tài liệu nổi danh, “March of the penguins”, nói về một hành trình khắc nghiệt của những con chim cánh cụt đi tìm sự sinh tồn cho mình và những đứa con vừa sinh. Dưới nhiệt độ -62 độ C, những con chim đực (male) phải làm một hành trình hơn 100 cây số để ra biển rồi quay về đem thức ăn cho mẹ con đang ủ ấm gần nhà. Ngoài ra, những con chim luôn phải đối phó với những bão tố và thú dữ săn mồi. Dù chỉ là hình ảnh của những động vật không tâm thức, mọi người vẫn muốn khóc trước sự tàn bạo của Thiên Nhiên.
Khi coi phim, đôi khi tôi tự hỏi sao Tạo Hóa không cho những con chim này đôi cánh để thu ngắn hành trình đầy nước mắt?
Và tự nhiên tôi lại nghĩ đến tuổi trẻ ở quê nhà. Tại sao người ta lại thay mặt Tạo Hóa để cắt cụt đôi cánh của các em với những giáo điều không tưởng, những huyền thoại bịp bợm, những gông cùm vô hình bằng chính sách ngu dân? Hay một văn hóa ăn nhậu, xin-cho, khoe mẽ? Chỉ vì quyền và lợi của một thiểu số tham lam và ích kỷ?
Nhưng cũng có thể những bế tắc tuyệt vọng trong cuộc đời có những mục đích cao cả hơn do Thượng Đế sắp xếp? Những sắc dân tạo những thành tựu to lớn trên thế giới là những con người bị ruồng bỏ, ngược đãi trên quê hương của họ. Những người Do Thái, Ba Lan, Ireland… có dân số tại các cộng đồng hải ngoại nhiều hơn tại quốc nội. Họ lại là những điểm tựa quan trọng cho sự phát triển về chính trị và kinh tế cho xứ sờ đã bỏ lại.
Có lẽ người Việt nên copy và cần di cư khoảng 50 triệu người trong tổng số dân hiện tại, để học thêm chút văn minh, kiến thức khắp thế giới; may ra quốc gia có thể trở thành siêu cường?
William Ward có nói, “Nghịch cảnh khiến nhiều người tan vỡ; nhưng cũng khiến nhiều người đạt những kỷ lục mới – Adversity causes some men to break, others to break records” Hay như bài hát “Việt Nam quê hương ngạo nghễ” của Nguyễn Đức Quang “làm người huy hoàng phải chọn làm người dân Nam”?
- TS. Alan Phan -

Genji Fly!

Comments

Popular posts from this blog

Keo Pnek Mean Raksmey - កែវភ្នែកមានរស្មី

... https://www.youtube.com/watch?v=PC0Q8djlXQc https://www.youtube.com/watch?v=DJv6r-adF1k ↓↑   មើលភ្នែក  Look in the eyes  mừa nếch.. មើលភ្នែកដូចគ្រាប់ពេជ្រ  Looks like a diamond  mứa  nek đồi pứa pứch .. ភ្នែកបើក មិនធ្មេចលិចរស្មី  Eyes open, no light shining through  nek baek..  min mech lich rosmei... ↑ ផ្កាយរះពាសពេញយាមរាត្រី  The stars are shining all night.  kài reah... ↑ ↑    pea pưng yeam reatrei.. រស្មី ក៏ចាញ់ភ្នែកស្រីដែរ  Reaksmey also loses the eyes of women  re` smei ko' chanh ph nek srei daiii... (២) ខ្យល់ព្យុះ  (2) Storm ( 2) j op` jung រន្ទះបាញ់ផែនដី  Lightning strikes the earth  ronteahbanh phendei..  គ្មានអ្វី ឲ្យភ័យឲ្យខ្លាចទេ  There is nothing to be afraid of  mean oavei  aoy phy aoy khlach te'... បងខ្លាច តែភ្នែកមាសមេ  I'm afraid of the golden eyes  bong khla.. ↑ ↑   tai nek mea me... ភ្នែកស្នេហ៍ បាញ់ចំដួងចិត្តបង  Eyes of love shoot into you...

Jimi Hendrix

1. Jimi Hendrix Jimi Hendrix exploded our idea of what rock music could be: He manipulated the guitar, the whammy bar, the studio and the stage. On songs like "Machine Gun" or "Voodoo Chile," his instrument is like a divining rod of the turbulent Sixties – you can hear the riots in the streets and napalm bombs dropping in his "Star-Spangled Banner." His playing was effortless. There's not one minute of his recorded career that feels like he's working hard at it – it feels like it's all flowing through him. The most beautiful song of the Jimi Hendrix canon is "Little Wing." It's just this gorgeous song that, as a guitar player, you can study your whole life and not get down, never get inside it the way that he does. He seamlessly weaves chords and single-note runs together and uses chord voicings that don't appear in any music book. His riffs were a pre-metal funk bulldozer, and his lead lines were an electric LSD trip down ...

做你的爱人 - Zuo ni de ai ren - Be your lover

做你的爱人 - Zuo ni de ai ren - Be your lover  我时常一个人独自彷徨    I often wander alone 也时常一个人独自流浪   I often wander alone 我希望你能回心转意   I hope you can change your mind 再像从前那样的爱我   Love me again like before 我知道你不会把我遗忘    I know you won't forget me 也不会抛弃我独自飞翔   He won't abandon me and fly alone 我时常留恋在你家门前    I always linger in front of your house 盼望你能够看我一眼      I hope you can take a look at me Wǒ shư trang yi gớ rén tuu shì fang hoang yě shư chang yi gớ rén tùu shi líu láng.. wǒ xī wàng nǐ néng huí xīn chuấn yì zài xiàng cóng qián nà yàng đớ ài wǒ wǒ zhī dào nǐ bù huì bǎ wǒ yí wàng yě bù huì pāo qì wǒ dú zì fēi xiáng wǒ shí cháng liú liàn zài nǐ jiā mén qián pàn wàng nǐ néng gòu kàn wǒ yī yǎn 我一生中最爱的人啊    The person I love most in my life 我醒来梦中还是你的样子  When I wake up, I still look like you in my dream 可不可以再爱我一次     can you love me again 让我学会做你的爱人   Let me learn to ...